Phụ liệu may mặc

Mô tả

Phụ liệu may mặc là gì?

Nguyên phụ liệu may mặc là tổng hợp tất cả các thành phần để cấu tạo nên 1 sản phẩm may mặc hoàn chỉnh.

Nguyên phụ liệu may mặc là gì? List phụ liệu phụ kiện thường dùng nhất

Phụ liệu may mặc có tác dụng gì?

Tác dụng Nguyên phụ liệu may mặc là yếu tố nền tảng cốt lõi quan trọng để cấu thành nên sản phẩm ngoài ra các phụ liệu còn góp phần tạo nên vẻ đẹp, độ thẩm mỹ cho một sản phẩm hoàn hảo, tạo nên độ bền, độ chất lượng của sản phẩm. Chính vì những điều đó việc lựa chọn các nguyên phụ liệu may phù hợp là điều cực kỳ quan trọng trong quá trình sản xuất hàng may mặc.

Nguyên phụ liệu phụ kiện may gồm những gì?

Nguyên liệu chính: 

Nguyên liệu chính quan trọng nhất để sản xuất hàng may mặc là vải. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại vải đa dạng được nghiên cứu và thay đổi nhằm đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Các loại vải được ứng dụng nhiều trong ngành may mặc có thể kể qua như: Vải cotton, Vải kaki, Vải Jean, Vải Kate, Vải nỉ (flet),  Vải len, Vải thô (canvas), Vải voan (chiffon), Vải lanh (linen), Vải đũi (tussar hoặc tussah), Vải ren (lace), Vải ni lông (nylon), Vải tuyết mưa, Vải PE (polyester), Vải visco (viscose hoặc rayon), Vải spandex (elastan hoặc lycra), Vải modal, Vải tencel (lyocell), Vải bamboo, Vải hoa văn (jacquard), Vải denim, Vải giả da simili

Để tìm hiểu kỹ hơn về các loại vải thường ứng dụng trong ngành may mặc bạn nên đọc bài viết này: Link

Nguyên liệu chính quan trọng nhất để sản xuất hàng may mặc là vải
Nguyên liệu chính quan trọng nhất để sản xuất hàng may mặc là vải

Phụ liệu may mặc:

Phụ liệu phụ kiện của ngành may mặc thì để kể ra thì hầu như sẽ không kể hết vì bản thân sự hiểu biết của chính tác giả cũng có hạn. Ở đây mình chỉ liệt kê ra các nhóm chính những phụ liệu cho ngành may thời trang quần áo váy đầm thiết kế mà thôi.

  • Chỉ may là loại phụ liệu quan trọng nhất có thể kể qua các loại chỉ như: chỉ bông, chỉ Polyeste, chỉ Rayon, chỉ tơ tằm, chỉ PA, chỉ bọc lõi,… tuy nhiên chia ra thành 2 loại chính cấu thành là chỉ may từ xơ thiên nhiên và chỉ từ xơ hóa học
  • Nút (cúc) được sản xuất từ nhiều loại chất liệu khác nhau như: nhựa, kim loại, gỗ, inox,… với kích thước, hình dáng, màu sắc cực kỳ đa dạng. Nút (cúc) có công dụng đóng, mở quần áo hoặc cũng có thể dùng làm một điểm trang trí điểm nhấn
  • Dây kéo hoặc (zipper) là một phụ liệu phổ biến để nối hai mép vải. Nó được sử dụng trong quần áo (ví dụ: áo khoác và quần jean),đồ thể thao, dụng cụ cắm trại (ví dụ: lều và túi ngủ), và các vật dụng sử dụng hàng ngày khác. Có nhiều loại dây kéo khác nhau như: dây kéo nhựa (Plastic zipper), dây kéo phao, dây kéo kim loại, dây kéo mở, dây kéo đóng, dây kéo từ tính, dây kéo giọt nước,… các loại dây kéo này có độ bền cao, màu sắc cực kỳ đa dạng
  • Phụ liệu tạo nền là loại phụ liệu được sử dụng để tạo phom, tạo hình, độ phồng hay định hình cho trang phục như vải ren cứng, mút ngực, Đệm vai, đệm ngực, đệm mông,…
  •  Phụ liệu thun thun như: dây thun, thun kẹp, thun dệt kim, thun dệt,…được sử dụng làm đồ lót, đồ thể thao, áo thun.
  • Các phụ liệu khác như: ren, ruy băng, xích trang trí, hạt pha lê, ngọc trai, kim sa trang trí, băng xoắn, dây rút, ruy băng, vòng móc, …
Hình ảnh tổng hợp phụ liệu may mặc
Nguyên phụ liệu may mặc là gì? List phụ liệu phụ kiện thường dùng nhất

Phụ kiện may mặc:

Các bạn nên để ý từ ngữ nghĩa giúp mình nhé, ở bên trên là nguyên phụ liệu may mặc tức là sử dụng trong quá trình sản xuất để tạo ra thành phần là quần áo, còn ở trong phần này là phụ kiện cho ngành may mặc.

Phụ kiện may mặc là Để sản xuất hoặc may trang phục, các thành phần (không bao gồm vải chính) được gắn vào trang phục với mục đích hoàn thiện hoặc mục đích đóng gói được gọi là phụ kiện. Nó không được gắn trực tiếp vào thân quần áo bằng cách may, chỉ được sử dụng cho mục đích hoàn thiện và đóng gói.

Ở đây mình có thể kể qua một số phụ kiện sau thành phẩm đi kèm cùng ngành may mặc như: Chèn cổ áo hoặc bản cổ hoặc giá đỡ cổ áo, bảng sau, Thẻ treo, Ghim, Giấy lụa, Móc treo, Túi nilon, kẹp kim loại hoặc kẹp nhựa, nhãn dán mã vạch, băng keo, băng keo dán, băng keo bóng kính, thùng carton,…

Phụ kiện may mặc
Phụ kiện may mặc

Danh sách phụ liệu phụ kiện thường sử dụng

Phụ liệu may mặc Phụ kiện may mặc
1. Chỉ may 1. Móc áo
2. Nút, cúc 2. Hangtag
3. Dây kéo 3. Thẻ size
4. Lớp lót 4. Giấy đệm
5. Ren 5. Cổ áo đứng
6. Lớp lót 6. Bảng cổ
7. Mút ngực 7. Bao bì đựng sản phẩm
8. Đệm vai 8. Băng giấy
9. Nhãn: Nhãn thương hiệu, Nhãn size 9. Ghim
10. Ruy băng 10. Tag Pin
11. Chuỗi / Rút dây 11. Nhãn dán thùng
12. Móc xoay 12. Nhãn dán đánh số
13. Cườm 13. Ghim nhựa
14. Mã vạch
….
Danh sách phụ liệu, phụ kiện phổ biến được sử dụng trong ngành may

Xu hướng lựa chọn nguyên phụ liệu, phụ kiện may mặc

  • Chọn những phụ liệu theo làn sóng thời trang Trendy: Xu thế thời trang là điều quyết định xem những nguyên phụ liệu đi cùng có quả thực thỏa đáng phong cách và xu hướng thời trang hay không. Trên cơ sở đó thì việc quyết định nguyên phụ liệu ngành dệt may cũng cần có sự điều chỉnh theo khuynh hướng thời trang của khu vực kinh doanh sao cho hợp lý nhất.
  • Sử dụng đa dạng nguồn cung cấp phụ liệu may mặc: Trước đây nguồn phụ liệu hầu hết chiếm tỉ trọng lớn là hàng Trung Quốc vì mẫu mã đa dạng và giá thành rẻ nên được sử dụng nhiều, một lượng lớn nguyên phụ liệu cao cấp cũng được nhập khẩu từ các nguồn thị trường chất lượng như Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc về Việt Nam, ngoài ra lúc này với sự tăng trưởng mạnh mẽ của lĩnh vực công nghiệp phụ liệu may nội địa với sự đầu tư của nhiều doanh nghiệp ngoại vào nước ta thì nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu để tâm hơn đến các sản phẩm giá trị được làm ra nội địa với giá cả hợp lý thay vì nhập ngoại với giá cả cao.
  • Lựa chọn các công ty phân phối được đánh giá cao: Trước kia, việc kiếm tìm một tổ chức chuyên phân phối các sản phẩm nguyên phụ liệu ngành may giá trị và được đánh giá cao khá sóng gió với hầu hết những công ty. Tuy nhiên nay, phần lớn doanh nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu tại đất nước chúng ta đáp ứng nhu cầu về giá trị chất lượng, kiểu dáng, thị trường đưa đến sự tín nhiệm và sự yên chí của những khách khó thỏa hiệp nhất.

Qua bài viết này hy vọng giúp bạn đọc có thể hiểu được nhiều hơn về định nghĩa cũng như các thành phần của Nguyên phụ liệu, phụ kiện ngành may để lựa chọn các sản phẩm phù hợp.

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Phụ liệu may mặc”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *